KIM TIỀN THẢO - CỦA BÁU DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH THẬN 

Tổng quan về cây Kim Tiền Thảo 

Kim tiền thảo là loại cây thuộc họ Đậu, thường có tên gọi khác tùy theo vùng miền là cây mắt trâu, đồng tiền lông, mắt rồng, vảy rồng... Kim tiền thảo vốn có nguồn gốc bản địa là khu vực Đông Nam Á và vùng Hoa Nam (Trung Quốc). 
Loài cây này dễ tìm thấy ở các vùng núi hay đồi có độ cao dưới 1000m. Ở nước ta, loài cây này thích mọc ở những vùng đất cát pha, có nhiều ánh sáng, vùng trung du như Hà Tây, Bắc Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Ninh Bình, Yên Bái, Lạng Sơn... 

Tác dụng của cây kim tiền thảo

Trong y Đông Y, Kim tiền thảo luôn được sử dụng rộng rãi trong điều trị sỏi thận. Một số nghiên cứu cho thấy flavonoid, saponin hoặc desmodilacton là những thành phần được tìm thấy nhiều trong cây kim tiền thảo. Những thành phần kể trên có tác dụng trong việc điều trị bệnh, đặc biệt đối với bệnh nhân bị sỏi thận, sỏi tiết niệu,…

2.1. Tác dụng lợi tiểu
Cây thuốc kim tiền thảo có nhiều tác dụng giúp lợi tiểu hay còn được hiểu là tăng thể tích nước tiểu, đồng thời làm chậm quá trình to lên của viên sỏi và có thể bào mòn sỏi. Vị thuốc có ít tác dụng phụ nên có thể sử dụng điều trị trong thời gian dài.
Theo những tài liệu Y Học Cổ Truyền, kim tiền thảo còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi niệu. Vị thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu như trừ sỏi, các chứng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng sẫm... 
Vì tác dụng lợi tiểu của Kim tiền thảo, vì vậy sẽ khiến lượng nước tiểu và số lần đi tiểu trong 1 ngày của bạn nhiều hơn, có thể xảy ra một số bất tiện trong quá trình sử dụng thuốc. Cũng không nên dùng vào buổi tối, sẽ khiến bạn buồn tiểu và ảnh hưởng đến giấc ngủ
2.2. Giảm đào thải canxi niệu
Theo các nghiên cứu đã chứng minh rằng, kim tiền thảo làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Nhờ đó, có công dụng giúp đào thải lượng canxi cặn ra bên ngoài cơ thể mà không lắng đọng tạo thành tinh thể khi chưa đạt đến nồng độ bão hòa.
Đồng thời, thảo dược này còn có tác dụng giúp tăng bài tiết lượng citrat niệu qua đó tăng đào thải oxalat, giảm hình hình thành canxi oxalat và giảm hình thành sỏi thận.
2.3. Kháng viêm, kháng khuẩn
Tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn của kim tiền thảo giúp giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống niệu quản và bị đẩy ra ngoài.
Với những công dụng như kể trên, dược liệu kim tiền thảo đã được nhiều người biết đến và sử dụng như một vị thuốc quan trọng nhất trong điều trị các bệnh sỏi thận viêm đường tiết niệu và sỏi đường tiết niệu.

Bài viết liên quan

Chăm Sóc Môi Hồng Tự Nhiên Với Củ Dền
Chăm Sóc Môi Hồng Tự Nhiên Với Củ Dền
19/12/2023
Uống Thuốc Tây Với Rượu Có Sao Không?
Uống Thuốc Tây Với Rượu Có Sao Không?
19/12/2023
Uống Nước Đúng Cách Để Có Lợi Cho Sức Khỏe
Uống Nước Đúng Cách Để Có Lợi Cho Sức Khỏe
19/12/2023
Trị Bệnh Đường Hô Hấp Với Tía Tô Đơn Giản Hiệu Quả
Trị Bệnh Đường Hô Hấp Với Tía Tô Đơn Giản Hiệu Quả
19/12/2023
8 Lợi Ích Không Ngờ Khi Giảm Cân Ở Người Đái Tháo Đường
8 Lợi Ích Không Ngờ Khi Giảm Cân Ở Người Đái Tháo Đường
19/12/2023
Ngát Xanh “Đất Lửa” Truông Bồn
Ngát Xanh “Đất Lửa” Truông Bồn
19/12/2023