HIỂU HƠN VỀ BỆNH PARKINSON - NGUYÊN NHÂN BIẾN CHỨNG VÀ CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT?

1. Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson là một bệnh lý liên quan đến sự thoái hóa chức năng thần kinh não bộ. Đây là một bệnh lý thần kinh, biểu hiện bởi sự rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm cho tế bào trong não bị thoái hóa, thiếu hụt dopamine. Những người mắc bệnh Parkinson không có đủ chất hóa học dopamine trong não do một số tế bào thần kinh tạo ra dopamine đã chết. 
Bệnh gây ra các rối loạn vận động, khiến người bệnh gặp khó khăn trong cử động, giữ thăng bằng và kiểm soát cơ. Thậm chí, người mắc bệnh Parkinson còn có thể mất đi một số chức năng vật lý bình thường.


Tại Việt Nam, có khoảng 6,1 triệu người mắc bệnh Parkinson, chiếm 1% trên tổng dân số. Tỷ lệ người bệnh Parkinson tử vong cũng ở mức tương đối cao, tăng gấp 2,16 lần chỉ trong năm 2016 và đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng.

2. Triệu chứng bệnh Parkinson

Người mắc bệnh Parkinson thường có triệu chứng như : 
Run khi nghỉ: Xuất hiện khi các cơn ở trạng thái nghỉ. Dấu hiệu này biến mất khi vận động, khi ngủ. Run tăng lên khi xúc động, tập trung. Run có thể gặp ở chi dưới, miệng hoặc vùng đầu.Người bệnh sẽ cảm thấy run không chỉ ở tay hay chân mà còn ở môi, lưỡi khi nghỉ ngơi. 
Bệnh Parkinson khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, không thể vận động nhanh và các thao tác trở nên kém linh hoạt hơn. 
Các cơ và xương của người bị bệnh Parkinson bắt đầu co cứng, khó chuyển động theo như ý muốn. Các vị trí ở vai, lưng hoặc cổ sẽ có triệu chứng tê cứng. 


Người bệnh có thể bị thay đổi giọng nói, khả năng chớp mắt hay nháy mắt bị ức chế, gương mặt mất dần vẻ tự nhiên cũng như không có khả năng biểu đạt cảm xúc, không kiểm soát được tình trạng chảy nước dãi,…
Người mắc bệnh Parkinson khó giữ thăng bằng do các nhóm cơ gấp bị tăng trương lực làm cho cơ thể luôn trong tư thế gấp về phía trước.
Sa sút trí tuệ, giảm khả năng ngôn ngữ, suy giảm nhận thức về không, thời gian. 
Rối loạn giấc ngủ: Đây cũng là triệu chứng phổ biến ở người mắc bệnh Parkinson. 

3. Các giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson:


Giai đoạn 1: Xuất hiện các triệu chứng một bên cơ thể. Ở giai đoạn đầu tiên, các triệu chứng bệnh Parkinson chưa biểu hiện rõ rệt, người bệnh chỉ cảm nhận được những cơn tê và run nhẹ ở một bên cơ thể, thỉnh thoảng bị co cứng cơ. 


Giai đoạn 2: Xuất hiện các triệu chứng hai bên cơ thể, còn phản xạ tư thế
Giai đoạn tiến triển tiếp theo của bệnh Parkinson thì người bệnh có thể cảm nhận các dấu hiệu rõ rệt hơn. Cụ thể, cơ ngày càng co cứng, khó cử động, dáng đi thay đổi. Tình trạng run, lắc xuất hiện nhiều hơn. Gương mặt người mắc bệnh Parkinson ở giai đoạn 2 ít có biểu cảm do cơ căng cứng, không thể hiện cảm xúc trên mặt. 
Tùy thuộc vào từng người bệnh mà thời gian tiến triển bệnh từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

Giai đoạn 3: Giảm phản xạ vận động, khó giữ thăng bằng
Trong giai đoạn này thì người bệnh bắt đầu gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh khó giữ được thăng bằng, dễ té ngã. Triệu chứng run lắc ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì các triệu chứng bệnh Parkinson giai đoạn 3 vẫn được cải thiện và giảm thiểu đáng kể.

Giai đoạn 4: Hạn chế vận động, chỉ di chuyển được một đoạn ngắn
Bước vào giai đoạn 4 của bệnh Parkinson, người bệnh không còn khả năng thực hiện các vận động sinh hoạt hằng ngày do cơ căng cứng. Người bệnh cũng chỉ đứng được trong một thời gian ngắn và gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, chỉ đi được một đoạn ngắn và cần nhiều hỗ trợ, chăm sóc từ những người thân xung quanh


Giai đoạn 5: Không thể tự đi lại. Giai đoạn 5 được xem là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Bệnh nhân có những biểu hiện như tay chân run nhiều, cơ bắp căng cứng, không thể tự đi lại. Người bệnh thường nằm liệt giường hoặc cần đến xe lăn, phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. 


4. Cách phòng ngừa bệnh Parkinson


Hiện nay, chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh Parkinson do chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc tăng cường sức khỏe não bộ và sớm tầm soát các bất thường thần kinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Một số biện pháp có thể áp dụng như:
Bổ sung các loại thực phẩm, đặc biệt là hoa quả giàu flavonoid.
Thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D.
Uống trà xanh hay cà phê giúp bổ sung caffeine hóa giúp ngăn độc tố xâm nhập và giết chết tế bào thần kinh.
Thường xuyên vận động, tập thể dục.
Hạn chế tiếp xúc với môi trường có hại, các hóa chất như thuốc trừ sâu.

Bài viết liên quan

Chăm Sóc Môi Hồng Tự Nhiên Với Củ Dền
Chăm Sóc Môi Hồng Tự Nhiên Với Củ Dền
19/12/2023
Uống Thuốc Tây Với Rượu Có Sao Không?
Uống Thuốc Tây Với Rượu Có Sao Không?
19/12/2023
Uống Nước Đúng Cách Để Có Lợi Cho Sức Khỏe
Uống Nước Đúng Cách Để Có Lợi Cho Sức Khỏe
19/12/2023
Trị Bệnh Đường Hô Hấp Với Tía Tô Đơn Giản Hiệu Quả
Trị Bệnh Đường Hô Hấp Với Tía Tô Đơn Giản Hiệu Quả
19/12/2023
8 Lợi Ích Không Ngờ Khi Giảm Cân Ở Người Đái Tháo Đường
8 Lợi Ích Không Ngờ Khi Giảm Cân Ở Người Đái Tháo Đường
19/12/2023
Ngát Xanh “Đất Lửa” Truông Bồn
Ngát Xanh “Đất Lửa” Truông Bồn
19/12/2023