RAU MƯƠNG - VỊ THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH DẠ DÀY HIỆU QUẢ

Rau mương cái tên có vẻ hơi lạ với nhiều người. Tuy nhiên đây là vị thuốc quý trong dân gian giúp chữa bệnh về dạ dày rất hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về loài cây rau mương cũng như cách Đông Y áp dụng loại cây này để chữa bệnh dạ dày, mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây

Tổng quan về cây rau mương 
Cây rau mương còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây rau lục, cây rau mương đất, rau mương thon, rau mương nằm, thuộc họ rau dừa nước. Cây cao khoảng khoảng 25 - 50cm, phần thân có nhánh nhưng mọc thẳng đứng. Trên cành cây rau mương có nhiều lá màu xanh lục, dạng thuôn dài và có mũi nhọn.
Cây rau mương thường mọc dại ở những nơi gần nước, đất ẩm ướt như bờ đê, ven hồ nước, gò ruộng. Có thể tìm thấy loại cây thuốc này ở nhiều vùng trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, Quảng Trị, Thừa thiên - Huế.
Cây rau mương trong Y Học Cổ Truyền 
Bộ phận sử dụng làm dược liệu của cây rau mương chủ yếu là thân và lá. Thân và lá cây được cắt khúc, đem phơi khô rồi sắc làm thuốc uống
Theo Y Học Cổ Truyền, rau mương là loại dược liệu có vị ngọt nhạt, tính mát khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng và cải thiện triệu chứng kiết ly, tiêu chảy. Đây là loại rau lành tính có thể dùng để ăn hằng ngày và cũng là một loại dược liệu quý trong nhiều bài thuốc Đông Y
Bên cạnh đó, rau mương có công dụng cải thiện triệu chứng của các bệnh như: Đau khớp, mụn trứng cá, ho gà, giảm đau nhức cơ răng, trị viêm họng, trị viêm ruột,  hỗ trợ điều trị tiểu đường,trào ngược và viêm loét dạ giảm đau dạ dày do H.Pylori, cải thiện vị giác và chức năng tiêu hóa,...
3.Bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ cây rau mượng
3.1 Bài thuốc chữa đau dạ dày do khuẩn HP
Theo y học cổ truyền, nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thuộc chứng vị quản thống thể tỳ vị thấp nhiệt. Nguyên nhân khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể là do chức năng tạng phủ bị suy yếu. Rau mương được sử dụng như một liệu pháp giảm đau lành tính và giúp cải thiện tình trạng bệnh. Bạn có thể tham khảo những bài thuốc chữa đau dạ dày do khuẩn HP từ cây rau mương dưới đây
Bài thuốc 1: Cây rau mương phơi khô rồi sao vàng, hạ thổ. Sau đó sắc với nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc 2: Cây rau mương tươi ngâm với nước muỗi khoảng 15 phút rồi rửa sạch. Sau đó thêm một ít nước sạch rồi giã nát, chia làm 2 phần uống trong ngày. Giúp giảm triệu chứng đau dạ dày và ngăn ngừa tái phát.
Bài thuốc 3: Cây rau mương tươi và rượu 45 độ. Lấy cây rau mương rửa sạch để ráo nước, cắt khúc rồi tráng sơ với rượu, sau đó cho vào bình thuỷ tinh tiếp tục đổ rượu vào ngập rau mương trong bình. Ngâm khoảng 15 ngày, dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 15ml.

3.2 Bài thuốc hồ trợ điều trị trào ngược dạ dày bằng cây rau mương
Tình trạng dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản do kích thích của các chất dịch trong dạ dày lên niêm mạc gây trào ngược dạ dày thực quản. Cây rau mương là một loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm đau, chống viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày. 
1. Sắc nước rau mương uống. 
Đây là cách sử dụng cây rau mương phổ biến nhất để chữa trào ngược dạ dày. Sử dụng 20-30g rau mương tươi hoặc khô. Rửa sạch rau mương. Cho rau mương vào nồi, đổ ngập nước. Sắc rau mương với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút.. Chắt lấy nước uống.
2. Giã nát rau mương đắp bụng
Cách làm này giúp giảm đau, khó chịu ở vùng thượng vị do trào ngược dạ dày gây ra.Dùng 1 nắm rau mương tươi. Rửa sạc, giã nát rồi đắp lên vùng bụng bị đau, khó chịu
3. Nấu cháo rau mương ăn
Cháo rau mương là một món ăn bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho người bị trào ngược dạ dày. Dùng 1 nắm rau mương tươi, 100g gạo tẻ, 1 ít muối. Rửa thật sạch rau mương, Nấu gạo tẻ thành cháo rồi cho rau mương vào cháo, nấu thêm 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
4. Lưu ý khi dùng cây rau mương 
Cây rau mương là loại dược liệu quý trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày, được dân gian được lưu truyền rộng rãi hiện nay. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
Chú ý vấn đề vệ sinh, rửa rau sạch sẽ trước khi nấu, xay lấy nước hoặc chế biến món ăn..
Vì là thảo dược thiên nhiên nên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Không tự ý kết hợp nhiều bài thuốc, cách chữa nếu chưa thăm hỏi ý kiến bác sĩ.
Bên cạnh điều trị, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết. 
Để cơ thể sớm phục hồi, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Tránh stress, căng thẳng khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Kết hợp thăm khám y tế, tái khám và tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng biện pháp điều trị tại nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe. 

Bài viết liên quan

Chăm Sóc Môi Hồng Tự Nhiên Với Củ Dền
Chăm Sóc Môi Hồng Tự Nhiên Với Củ Dền
19/12/2023
Uống Thuốc Tây Với Rượu Có Sao Không?
Uống Thuốc Tây Với Rượu Có Sao Không?
19/12/2023
Uống Nước Đúng Cách Để Có Lợi Cho Sức Khỏe
Uống Nước Đúng Cách Để Có Lợi Cho Sức Khỏe
19/12/2023
Trị Bệnh Đường Hô Hấp Với Tía Tô Đơn Giản Hiệu Quả
Trị Bệnh Đường Hô Hấp Với Tía Tô Đơn Giản Hiệu Quả
19/12/2023
8 Lợi Ích Không Ngờ Khi Giảm Cân Ở Người Đái Tháo Đường
8 Lợi Ích Không Ngờ Khi Giảm Cân Ở Người Đái Tháo Đường
19/12/2023
Ngát Xanh “Đất Lửa” Truông Bồn
Ngát Xanh “Đất Lửa” Truông Bồn
19/12/2023